Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY (PHẦN 1)

           Với sinh viên học kỹ thuật chuyên ngành cơ khí thì việc làm đồ án CNCTM (Công Nghệ Chế Tạo Máy ) là một trong những học phần quan trọng. Qua những đồ án Công Nghệ Chế Tạo Máy này sẽ cung cấp, tổng hợp lại những kiến thức vừa học, đã học cho bản thân sinh viên làm hành trang chuẩn bị bước vào môi trừơng làm việc thực tiễn...
           Sau một thời gian dài tôi nhận thấy hầu như sinh viên khi nhận đề bài đều rất lúng túng không biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu và như thế nào…. Hôm nay tôi xin đưa ra một số gợi ý để rộng đường cho các bạn sinh viên tham khảo dù rằng vấn đề nầy đã rất nhiều bậc tiền bối chuyên ngành đã viết. Qua bài viết nhỏ này có gì chưa hợp lý, mong mọi người góp ý để rộng đường tham khảo nhiều hơn và hữu ích hơn cho các em sinh viên tiện bề học hỏi ! Những mục nầy được sắp xếp theo đúng thứ tự khi làm đồ án, có một số bước được lược bỏ vì đó là những vấn đề chung mỗi SV đều tự tính toán được, không cần bàn thêm làm gì.

1 . Phân tích đề bài:
          Sau khi nhận đề bài từ giáo viên (GV) thì sinh viên (SV) phải phân tích được cấu tạo chi tiết, qua phân tích như thế thì chúng ta mới hiểu được nguyên lý làm việc của chi tiết, từ đó ta mới lập được qui trình công nghệ ( QTCN ) một cách hợp lý và chính xác.
           Nếu như chúng ta phân tích được nhưng không biết chi tiết nầy nằm ở đâu trong một hệ thống máy ( hay thiết bị ) thì SV cứ trực tiếp gặp và trao đổi cùng GV để nắm rõ hơn nguyên lý làm việc của chi tiết trên hệ thống ( thiết bị ) máy. Từ đó làm cơ sở để ta đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết, cũng như ta có thể đề xuất những thay đổi, cải tiến tính kết cấu, những thông số cho chi tiết. Đây là việc cần phải làm cho rõ, không hiểu một cách lập lững, có phân tích chính xác thì mới lập những phương án gia công đạt hiệu quả.

2. Tính khối lượng và dạng sản xuất:

           Cần chia nhỏ chi tiết thành nhiều phần để dễ tính và mang tính gần đúng cao nhất, lưu ý là khi chia nhỏ chi tiết để tính cần đưa về những hình khối đơn giản, dễ tính vì nó dễ dẫn đến những kết quả sai khi ta cho ra dạng sản xuất. Sai 100 gram thì tong một dạng sản xuất. Mà sai cái nầy thì kéo theo bao điều rắc rối về sau đó.

3. Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi:           
          Vật liệu thì cầm nắm chi tiết ( vật thật ) sẽ cảm nhận một phần do ta chỉ biết chung chung chứ không cụ thể ( do tính học thuật ở VN là học thì nhiều, hành thì ít nên chịu vậy ) thông thường thì kèm theo chi tiết sẽ có bản vẽ cung cấp cho SV biết vật liệu của chi tiết ( GX 32, CT45… đại loại là như thế ). Bạn phải nắm vững vật liệu ( bao gồm thành phần, tính chất về nhiệt để nhằm cho sai số khi gia công và trong chế tạo phôi ). 
           Với chi tiết thuộc mảng đúc ( như GX ) cần xem kỹ với những lỗ trục có kích thước bao nhiêu là đúc lỗ được, bao nhiêu là không. Vì sai khi xác định ở chỗ này bạn sẽ lập qui trình công nghệ sai đó !
Bên cạnh đó cũng xác định tính phân khuôn cho chi tiết không kém phần gay go, với chi tiết nào thì đặt nằm hay đứng, mặt phân khuôn hai nửa hay một hướng…. Chỗ đặt đậu hơi, tính độ co ngót, khuôn gì, máy gì …. tất tần tật liên quan nhau, bạn không lưu ý phần nầy mà chỉ lo tính công nghệ hay qui trình là toi đấy. Nhớ nhé !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét